🍀

Tâm & Tầm

Tâm & Tầm

Có tiền thì ta có thể học được tất cả mọi thứ, có thể treo hàng trăm cái bằng trên tường ví như hàng trăm tờ giấy được dán khắp nhà và tự hào về nó trong vô vọng. Thú vị là trên đời ai cũng có thể làm được điều đó, không quan trọng ta học nhiều đến đâu, học những thầy nào mà quan trọng là cách ta học ra sao? Liệu sau khóa học đó, sau những cái bằng đó thì trong não ta có những gì và những cái đó có áp dụng vào được cái vùng đất mà ta đang sống hay không? Thường thì những bí kiếp được ném vào bụi cỏ, dưới biển sâu hoặc chân núi, những cái gọi là kiến thức mà ai cũng có thể học được rồi về treo lên tự hào thì thường nó sẽ bỏ vào thùng rác sau khi hết đời, còn những cái vô hình thì trường tồn theo thời gian. Một kẻ được gọi là thầy là cho ta sống với kiến thức đó chứ không phải là ôm mấy tờ giấy đó rồi chết chung với nó. Và quay sang đổ lỗi cho xã hội, trong khi bản thân họ chỉ là tiến sĩ giấy. Kẻ nào sống mãi với cái tôi thì sẽ chết chung với chính cái tôi đó. Trong một giây có hàng ngàn sự thay đổi nếu không tự đổi mới sẽ tự đào thải dù quá khứ có là giáo sư tiến sĩ thực. Trong nền kinh tế siêu cạnh tranh hiện nay đứa 29 tuổi có thể lật người 92 tuổi là điều bình thường, Đừng lấy chủ nghĩa kinh nghiệm ra đây, kẻ thích ổn định chính là kẻ bất tài nhất dù bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội. Hãy cúi sát đất mà học, đừng cố khiêm nhường như những gì mình nói mà hãy khiêm nhường như đúng con người mình có vì khi đó sự biết ơn mới được hình thành và kiến thức mới vào được não. Những người giàu có luôn chia sẻ, kẻ nghèo hèn học thì ít nhưng lại chỉ giữ cho bản thân. Hãy nhớ khi cho đi kiến thức, tiền của thì phải cho bằng cái tầm chứ đừng cho bằng cái tâm, tâm thì có thể lẫn lộn được còn tầm thì không thể thay đổi được.

Ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *